Hiểu rõ thế nào là lỗi trước khi log bug

1. Lỗi khi tính năng không tuân thủ đặc tả của nó

Mỗi khi bắt đầu 1 cycle hãy dành thời gian đọc kỹ phần thông tin trong phần Overview, đây chính là phần mô tả duy nhất mà bạn có trong 1 cycle. Phần duy nhất mô tả về tính năng cần test đó là phần “Test these features”. Bạn cần phải nắm rất rõ các mô tả trong Test these features để có thể bắt lỗi chính xác

Một phần thú vị nữa đó là User story, bạn cần đọc hết phần US để có thông tin chi tết hơn về tính năng mình được test, và nếu có thể, hãy tiến hành thực thi các US đó. Nó sẽ giúp bạn vừa hiểu được đặc tả của tính năng đồng thời kiếm được chút ít tiền còm

2. Lỗi khi tính năng không thực hiện tính năng nó được mô tả trên màn hình

Đặc thù của explorer testing đó là sẽ có ít hoặc hầu như không có đặc tả để tham khảo, do đó bạn cần dựa tối đa vào các tính hiện hữu trên màn hình. Các trường hợp là lỗi khi

  • Button ghi là search nhưng ấn vào không thực hiện tìm kiếm
  • Icon thùng rác nhưng không thực hiện việc xoá item khi click vào nó
  • Item sắp xếp “Price low to high” nhưng sản phẩm có giá thấp lại đứng sau sản phẩm có giá cao
  • @ được coi là ký tự đăc biệt nhưng khi có @ thì phần yêu cầu ký tự đặc biệt lại không hiển thị ở trạng thái checked
  • Tính năng tìm kiếu ghi là tìm được bằng SKU nhưng khi thực hiện thì lại không trả về kết quả tương ứng.
  • Sau khi đăng xuất vẫn thấy trang web hiển thị người dùng đang đăng nhập

Trên đây là một số ví dụ về loại lỗi tiêu biểu cho việc mô tả một đăng lại thực hiện hiện một nẻo

3. Không thống nhất trong hệ thống

Với loại lỗi này thì bạn cần phải hiểu rõ hệ thống, có thể hiểu đơn giản là cùng một tính năng thì tại nhiều vị trí của hệ thống phải thực hiên giống nhau. Ví dụ

  • Tính năng đăng ký và đăng nhập: Tại màn hình đăng ký thì người dùng có thể đăng ký bằng Google account, tuy nhiên khi checkout thì lại không có button đăng nhập bằng tài khoản Google
  • Tại các màn hình danh sách sản phẩm của các danh mục có tính năng filter theo giá nhưng đột nhiên 1 category lại thiếu mất tính năng này mà không rõ nguyên nhân.

4. Gây thiệt hại cho người dùng

Với vai trò của người dùng bạn có thể nêu lên những lỗi gây thiệt hại cho bạn, hãy chú ý, đây là thiệt hại chứ không phải là khó khăn. Nếu bạn nhầm 2 định nghĩa này thì có thể sẽ nhầm từ đề xuất cải tiến (Usability suggestion) sang lỗi. Dưới đây là một số ví dụ bạn cần tham khảo

  • Thông tin của người dùng có thể hiện thị sau khi người dùng đăng nhập bằng cách click button “Back” trên trình duyệt
  • Sau khi đăng xuất, giỏ hàng của người dùng bị xoá nhưng khi đăng nhập lại thì không thấy sản phẩm trong giỏ hàng đâu.

5. Tính năng được áp dụng chưa hoàn thiện

Đây là lỗi hay gặp ở phần thực hiện validation, bạn cần chứng tỏ được tính năng đó có tồn tại nhưng lại để lọt một số trường hợp

  • Trường email có thực hiện validate với nội dung “test@@qa.team” nhưng lại để lọt invalid email “test..test@qa.team”
  • Trường hợp URL hiển thị invalid vơi nội dung “google.com” nhưng lại hiển thị valid với trường hợp “http:/google.com”

6. Lỗi khi tính năng vẫn thực hiện được tính năng của nó nhưng gây khó hiểu cho người dùng

Lỗi này thường xẩy ra khi người dùng thêm hoặc xoá một bản ghi nào đó nhưng sau đó thì họ vẫn thấy bản ghi đó chưa được thêm hoặc xoá. Đây là lỗi liên quan tới refresh của trình duyệt, sau khi bạn refresh thì bản ghi đó sẽ xuất hiện hoặc biến mất.

  • Bạn xoá một sản phẩm trong giỏ hàng nhưng phải refresh trang web thì mới thấy sản phẩm được bỏ ra khỏi giỏ hàng.
  • Bạn thêm một địa chỉ nhận hàng, tuy nhiên, lại xuất hiện một thông báo lỗi, sau đó bạn refresh thì thấy địa chỉ đã được hiển thị.

Trên đây là 6 kiểu lỗi mà mình hay tập trung bắt khi tham gia 1 cycle. Các bạn có thể tham khảo để có mường tượng cơ bản về các loại lỗi có thể bắt khi kiếm xiền trên TestIO nhé.

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chủ đề trước

Cách hiển thị điểm tương tác trong screencast cho các thiết bị

Chủ đề tiếp theo

Thiết bị cần có nếu bạn muốn có nhiều cycle trên nền tảng TestIO

Related Posts