Hướng dẫn làm bài Onboarding – Phần 2.

2. Exploratory testing

Sau khi hoàn thành khoá bug reproductions bạn có thể reproduce bug của người khác. Tuy nhiên nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn trên nền tảng thì bạn cần phải log lỗi cho các dự án. Để làm được điều đó bạn cần vượt qua khoá Exploratory testing.

Exploratory testing sẽ cung cấp cho bạn về cách tiếp cận dự án, cách phân loại bug, độ nghiêm trọng của bug, việc sử dụng tài liệu dự án và tìm bug trên một website hoặc ứng dụng.

Trong khoá này gồm có 4 mục nhỏ:

2.1 Bug Types:

Hiện tại có 4 loại lỗi được công nhận trên nền tảng TestIO

  • Functional bug – Lỗi chức năng: Đây là loại lỗi phổ biến nhất và 90% các cycle trên TestIO đều liên quan tới loại lỗi này
  • Visual bug – Lỗi giao diện: Lỗi liên quan tới giao diện của website và phân mềm.
  • Content bug – Lỗi nội dung: Lỗi liên quan tới nội dung của website và phần mềm
  • Usability suggestion – Đễ xuất cải thiện: Đây thực tế không phải là lỗi, nếu bạn có đề xuất để website/ứng dụng tốt hơn thì đấy chính là nó.

A. Functional bug: loại lỗi này liên quan tới tính năng của website/ phần mềm mà chúng ta được yêu cầu test. Lỗi tính năng có thể là việc bạn không đăng nhập vào được hệ thống, tính năng search trả về kết quả không mong muốn, ứng dụng bị crash. Nếu khi tương tác với website và ứng dụng mà kết quả trả về thì có thể đó là một lỗi tính năng.

Lỗi tính năng được chia làm 3 cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng của lỗi đó với người dùng và hệ thống

Critical functional bug:

  • Lỗi xẩy ra với tính năng chính của hệ thống bị lỗi và không có cách giải quyết
  • Hệ thống bị crash khi người dùng thực hiện các thao tác thông thường với hệ thống.
  • Các thông tin nhậy cẩm như giá đơn hàng, thực hiện thanh toán lỗi

Đây là loại lỗi được trả giá cao nhất đôi khi lên tới 55 euro.

Ví dụ:

  • Người dùng không thể đăng ký tài khoản bằng bất kỳ cách nào
  • Price của đơn hàng bị tính toán sai (cộng 2 lần thuế)
  • Ứng dụng bị crash khi người dùng thực hiện search tài khoản.

High functional bug

  • Các tính năng chính của hệ thống gặp lỗi nhưng có cách thực hiện khác để vượt qua lỗi
  • Các tính năng phụ của hệ thống bị lỗi và không có cách khắc phục
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính năng của hệ thống nhưng tính năng chính của hệ thống vẫn thực hiện được

Để xác định thế nào là tính năng chính hoặc phụ thì các bạn hãy trả lời câu hỏi: “Người dùng đến với website và phần mềm để làm việc gì?” sau khi liệt kê được danh sách các tính năng chính thì các tính năng còn lại là tính năng phụ thôi.

Ví dụ: Website bán hàng thì các tính năng chính bao gồm, Menu, tìm kiếm, đăng nhập/đăng ký, PLP, PDP, giỏ hàng, check out. Các tính năng phụ bao gồm: Wishlist, nhận tin, tìm cửa hàng…

Một số ví dụ:

  • Tính năng tìm kiếm trả về kết quả không liên quan tới điều kiện tìm kiếm
  • Người dùng không thể đăng ký được tài khoản với Google account (nhưng có thể đăng ký bằng email)
  • Danh sách sản phẩm sắp xếp không đúng vời tuỳ chọn sắp xếp đã có.

Low functional bug

  • Các lỗi gây ảnh hưởng nhỏ tới quá trình sử dụng phần mềm/website
  • Hệ thống xuất hiện phản hồi không mong muốn của người dùng nhưng không làm ảnh hường gì tới việc sử dụng nói chung
  • Mộ nhóm nhỏ của người dùng, sản phẩm bị ảnh hưởng bởi lỗi
  • Một tính năng phụ của hệ thống bị lỗi nhưng dễ dàng có cách workarround.

Trên đây là các mô tả của TestIO về low function bug.

Các ví dụ:

  • Ban add sản phẩm vào giỏ hàng, sản phẩm được thêm vào giỏ hàng thành công nhưng bộ đếm trên icon giỏ hàng chỉ được update sau khi refresh trang.
  • Đăng ký tài khoản có thực hiện validate email tuy nhiên một vài email không đúng vẫn được chấp nhận.
  • Suggestion của search box không hiển thị khi người dùng paste text vào search box (gõ vào thì vẫn hiển thị)

B. Visual bug

Lỗi giao diện liên quan tới việc bố trí control trên màn hình. Lỗi giao diện thường thuộc vào mấy nhóm sau

A tremor in the Force. The last time I felt it was in the presence of my old master. Hey, Luke! May the Force be with you. Red Five standing by. Red Five standing by. Your eyes can deceive you. Don’t trust them.

  • Các control bị đè lên nhau
  • Các control không thẳng hàng
  • Các control bị che hiển thị không rõ
  • Xuất hiện thanh cuộn ngang không cần thiết.

C. Content bug

Lỗi liên quan tới nội dung của website/ phần mềm

  • Link lõi hoặc image lỗi (404) trong các thành phần không liên quan tới tính năng của chúng (Nếu lỗi 404 ở phần navigaiton menu thì sẽ cói la fucntional bug)
  • Thiếu nội dung, tooltip trống
  • Thiếu nội dung, phần hiển thị bị để trống
  • Dịch thiếu, khi site là tiếng Đức mà chữ lại là tiếng Anh
  • Nội dung trùng lặp

Sau khi hoàn thành nội dung và bài kiểm tra phần bug types. Các phần bài học còn lại sẽ truy cập được

2.2 Bug report attachments

Nội dung chi tiết tham khảo tại Bug report attachments. Một vài điểm cần chút ý.

  • Visual bug và content bug chỉ đính kèm ảnh.
  • Với functional bug sẽ đính kèm video.
  • Với mỗi file đính kèm chỉ dùng cho một bug.
  • Video ở dạng .mp4
  • Thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 1 phút.
  • Hiển thị ngày tháng hiện tại và có URL trong trường hợp test website.
  • Có kèm theo file log nếu app bị crash.

2.3 Bug reports

Bạn sẽ được xem một video về bug và từ đó bạn cần phải viết một bug report để Test Lead review.

Vì bài này được review rất kĩ để đảm bảo bạn có vượt qua onboard không mình viết riêng một bài về bug report tại đây.

2.4 How to find bugs

Tại đây bạn được cung cấp cách tiếp cận có hệ để kiểm tra khám phá và cách tìm lỗi trên các trang web trực tiếp và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Total
0
Shares
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chủ đề trước

Giới thiệu

Chủ đề tiếp theo

Hướng dẫn làm bài Onboarding - Bug report